Phần 01: QUY ĐỊNH CHUNG Thông tư: 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ Phần 01: QUY ĐỊNH CHUNG Căn cứ sửa đổi: – Căn cứ Luật Kế toán sổ 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 – năm 2015; – Căn cứ Nghị định sổ 215/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của Bộ Tài chính; – Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, – Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hưởng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. + Luật có 6 chương 93 điêu: hướng dẫn về chế độ sổ sách kế toán và hệ thống sử dụng tài khoản và các quy chuẩn áp dụng chung CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG +Điều 1. Phạm vi điều chỉnh – Hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa +Điều 2. Đối tượng áp dụng – Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế +Điều 3. Nguyên tắc chung – Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. – Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế +Điều 4. Áp dụng chuẩn mực kế toán +Điều 5. Đơn vị tiền tệ trong kế toán – “Đơn vị ,tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. +Điều 6. Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán – Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.: nếu Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó Điều 7. Chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam Điều 8. Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán – Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. – Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi đơn vị tiền tệ. Điều 9. Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc tổ chửc kế toán tại các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc (gọi tắt là đơn vị hạch toán phụ thuộc) – Đơn vị phụ thuộc lựa chọn 1 trong hai hình thức: phụ thuộc và độc lập về chế độ sổ sách báo cáo – Việc điều chuyển, luân chuyển hàng hóa và tài sản mà tạo ra giá trị tăng thêm giữa công ty chính và đơn vị phụ thuộc tạo ra giá trị gia tăng thì ghi nhận doanh thu và giá vốn Điều 10. Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán 1. Đối với hệ thống tài khoản kế toán a) Nếu cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện. b) Được Tự do mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận. 2. Đối với Báo cáo tài chính: Mẫu biểu theo mẫu ban hành của bộ tài chính nếu cần bổ sung mới hoặc sửa đổi phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện. 3. Đối với chứng từ và sổ kế toán: được tự do thiết kế chế độ mẫu biểu chứng từ mà không bắt buộc phải theo mẫu của BTC a) Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu và phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán. b) Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc). Doanh nghiệp được tự thiết kế biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát. Theo đó: – Thông tư: 133/2016/TT-BTC áp dụng chung cho các doanh nghệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế: công nông nghiệp…doanh nghiệp nhỏ dang áp dụng Thông tư: 133/2016/TT-BTC vẫn có thể áp dụng Thông tư số 200/2014/TT-BTC trước khi chuyển đổi phải làm công văn thông báo lên Thuế và áp dụng nhất quán 1 trong 2 chế độ cho 1 năm tài chính, không thể 1 năm mà 2 chế độ song hành – Đơn vị ,tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp , tùy theo điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh mà doạnh nghiệp có thể lựa chọn đơn vị tiền tệ cho mình ngoại tệ nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế trước khi áp dụng chậm nhất là 10 ngày – Được tự do mơ thêm TK cấp 2-3 nhưng năm trong khuôn khổ chế độ, nếu nằm ngoài kể cả TK cấp 1, mẫu biểu báo cáo thì phải được chấp thuận của bộ tài chính , các sổ sách chứng từ khác được tư do thiết kế cho phù hợp với điều kiện hoạt động của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát. (Mong các bạn chia sẽ và góp ý thêm!) Trân trọng!