Những điều cơ bản về Thuế giá trị gia tăng

Chủ đề thuộc danh mục 'CHIA SẺ KINH NGHIỆM' được đăng bởi ktvn, 1/10/16.

  1. ktvn

    ktvn Ban quản trị MOD

    Tham gia:
    10/9/16
    Số bài viết:
    806
    Thích đã nhận:
    898
    Đến từ:
    Thủ đô Hà Nội
    Điểm vinh dự:
    3.665.029 Điểm
    1. Thuế giá trị gia tăng là gì?
    Trước tiên để hiểu rõ thuế giá trị gia tăng là gì, chúng ta tìm hiểu khái niệm “Giá trị gia tăng ” là gì?
    Giá trị gia tăng là khoản gia trị tăng thêm khi thực hiện bán một sản phẩm. Hay nói cách khác là phần chênh lệch giữa giá trị mua vào và giá trị bán ra.
    Vậy thuế giá trị gia tăng là thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm đó.
    Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu. Vậy thuế gián thu được hiểu như thế nào? Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp không phải là người tiêu dùng. Hay nói cách khác là người tiêu dùng là người chịu thuế, còn người nộp là người cung cấp hàng hóa dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
    [​IMG]
    2. Cách tính thuế giá trị gia tăng.
    Thuế giá trị gia tăng phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
    Thuế GTGT đầu ra: được tính bằng cách Lấy giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn nhân (x) cho thuế suất thuế giá trị gia tăng.
    Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ:
    Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
    Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính hướng dẫn tại khoản 11 Điều 7 Thông tư này để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào.
    Như vậy, để xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp chúng ta chỉ cần xác định được thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Chênh lệch dương của hiệu trên là số thuế phải nộp, chênh lệch âm là số thuế còn được khấu trừ hoặc có thể hoàn (Nếu đủ điều kiện)
     

Ủng hộ diễn đàn

Đang tải...